Lux là gì? Sự khác nhau và mối liên hệ giữa Lux, Lumen và Candela

Đèn Năng Lượng Mặt Trời Số 1 Việt Nam
Lux là gì? Sự khác nhau và mối liên hệ giữa Lux, Lumen và Candela

Lux là một đơn vị đo lường trong hệ chiếu sáng SI và trong thiết bị chiếu sáng. Lux, lumen vs candela đều thể hiện khả năng chiếu sáng của bóng đèn. Nhưng Lux có một điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý khi chọn mua bóng đèn thích hợp cho không gian của mình.

Lux là gì?

Lux (lx) là đơn vị độ rọi trong hệ đo lường quốc tế (SI), nó là tổng độ sáng trên một bề mặt diện tích được mô tả trong trắc quang. Lux là con số thể hiện tỷ lệ quang thông trên diện tích một mét vuông (lm/m2)

Xem thêm: Độ Rọi là gì? Công thức tính độ Rọi

cong-thuc-tinh-do-roi-be-mat

Sự khác nhau giữa Lux, Lumen và Candela

su khac nhau giua lumen, lux va candela

Sự khác biệt cốt lõi có thể được tóm tắt như sau:

  •         Lux (Lx) là thước đo độ rọi, tổng lượng ánh sáng trên một diện tích bề mặt
  •         Lumens (Lm) là thước đo quang thông, tổng lượng ánh sáng phát ra theo mọi hướng
  • Candela (Cd) là thước đo cường độ ánh sáng, tổng lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng theo một hướng cố định.

Cụ thể: 1 Lux= 1 Lumen/m2 = 1 Cd/d2

1Cd = 1 Lumen/sr

Càng gần nguồn sáng, số đo Lux càng cao. Càng xa nguồn sáng chỉ số Lux sẽ giảm. Điều này là do sự phân tán ánh sáng khi một người di chuyển ra khỏi nguồn sáng.

Do đó, khi bạn nhìn vào một đánh giá lux cho một bóng đèn, bạn phải luôn đảm bảo có một khoảng cách liên quan. Ví dụ: bạn có thể thấy “1000 lux ở 4 feet”. Nếu bạn chỉ nhìn thấy thông số Lux mà không ghi kèm khoảng cách thì bạn sẽ không đánh giá được đèn có đáp ứng được tiêu chuẩn chiếu sáng.

Nên chọn bóng đèn có độ rọi Lux bao nhiêu là phù hợp?

do roi lux phu hop

Những khu vực như văn phòng, nhà ở rộng bạn nên ưu tiên chọn đèn có độ rọi cao nhưng không phải phòng nào cũng cần độ sáng như nhau mà cần dựa vào mục đích chiếu sáng cụ thể.

Ví dụ những căn phòng được sử dụng để lưu trữ là chủ yếu như nhà kho, tầng hầm để xe… thì sẽ cần mức độ ánh sáng tương đối thấp; trong khi phòng hội thảo, phòng trưng bày, các môi trường làm việc sẽ đòi hỏi chất lượng ánh sáng tốt vì vậy sẽ cần mức độ sáng hơn nhiều.

Dưới đây sẽ là một vài gợi ý được liệt kê với độ rọi lux tương ứng với các trường hợp cụ thể giúp bạn dễ dàng có chọn lựa đúng đắn:

– 100 Lux – Mức ánh sáng này phù hợp cho chiếu sáng tại thang máy, hành lang, cầu thang. Khu vực kho và cửa hàng đa phần cũng sẽ yêu cầu mức ánh sáng tối thiểu này. Bạn sẽ không muốn đọc một cuốn sách trong mức ánh sáng này, nhưng nó đủ tốt để chiếu sáng xung quanh.

– 150 Lux – Phòng vệ sinh và phòng buồng máy kỹ thuật đòi hỏi mức độ ánh sáng này. Độ rọi này phù hợp chiếu sáng cho những hoạt động đơn giản.

– 200 Lux – Khu vực lối ra vào và hành lang đòi hỏi mức độ ánh sáng này, và đó cũng là mức tối thiểu cho khu vực ăn uống của nhà hàng.

– 300 Lux – Khu vực lắp ráp, đình làng cần độ rọi ít nhất 300 Lux.

– 500 Lux – Không gian bán lẻ nên có mức độ tối thiểu này, cũng như không gian văn phòng làm việc nói chung. Độ rọi này sẽ phù hợp cho các công việc kéo dài trên máy tính, máy móc, đọc sách, học hành…

– Trên 500 Lux – Nếu bạn cần chiếu sáng cho khu vực với công việc phức tạp thực hiện, thì yêu cầu chọn bóng đèn có giá trị Lux rất cao. Đặc biệt với không gian đòi hỏi công việc chi tiết, tỉ mẩn bạn có thể lựa chọn độ rọi lên tới 2.000 Lux. Đối với hầu hết các mục đích chiếu sáng thông thường thì độ rọi 500 lux sẽ đáp ứng được.

Tham khảo những mẫu đèn năng lượng mặt trời mới nhất có chỉ số Lux phù hợp lắp đặt cổng, sân, vườn, đường làng,…Chiếu sáng suốt đêm mà không tốn tiền điện

Lux là gì? Sự khác nhau và mối liên hệ giữa Lux, Lumen và Candela
kingsolar.com.vn

source https://kingsolar.com.vn/lux-la-gi-su-khac-nhau-va-moi-lien-he-giua-lux-lumen-va-candela/

Độ chói Là Gì? Ứng dụng độ chói trong chiếu sáng

Đèn Năng Lượng Mặt Trời Số 1 Việt Nam
Độ chói Là Gì? Ứng dụng độ chói trong chiếu sáng

Độ chói là một thông số kỹ thuật trong ngành chiếu sáng cùng với các thông số khác như: Quang thông, Chỉ số hoàn màu, độ rọi, nhiệt độ màu, cường độ sáng, hiệu suất phát quang,….. Nhưng không vì thế mà ý nghĩa của độ chói bị đánh giá là kém quan trọng. Việc hiểu rõ về khái niệm độ chói là gì cũng như ứng dụng của nó như thế nào sẽ rất có ích trong việc tính toán chiếu sáng. Thiết kế chiếu sáng không chỉ đảm bảo hiệu quả, mà còn an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Độ chói là gì?

Khi nhìn vào một nguồn sáng hoặc một vật được chiếu sáng, ta thường có cảm giác bị chói mắt. Để đặc trưng cho khả năng bức xạ ánh sáng của nguồn sáng hoặc bề mặt được phản xạ. Chúng ta đưa ra định nghĩa về độ chói.

Độ chói là đại lượng quang học dẫn xuất, xác định bằng cường độ sáng trên một đơn vị diện tích theo một hướng cụ thể.

Đơn vị đo độ chói là cd/m2 (candela/mét vuông)

Xem thêm: Cường độ anh sáng là gì?

Độ chói giúp chúng ta ước lượng được lượng ánh sáng mà mình có thể cảm nhận. Khả năng hiển thị của các đồ vật, các bề mặt vật thể trong tầm nhìn của chúng ta phụ thuộc vào độ chói của chúng.

Trên thực tế, chính độ chói chứ không phải độ rọi mới là thứ chúng ta cảm nhận được khách quan và rõ ràng hơn cả.

Xem thêm: Độ rọi là gì? Công thức tính độ rọi

Ứng dụng của độ chói trong thực tế đời sống

Các bề mặt phản xạ khác nhau sẽ cho độ chói khác nhau. Các bề mặt này được gọi là nguồn sáng thứ cấp. Đây chính là nguyên lý khá quan trọng trong chiếu sáng và chế tạo các sản phẩm đèn LED, đèn Led năng lượng mặt trời bảo vệ sức khỏe. Kingsolar Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm đèn năng lượng mặt trời chất lượng cao.

Ví dụ: Tiêu chí thiết yếu ứng dụng chiếu sáng đường đi là độ chói của mặt đường. Kiến thức thực tiễn về các đặc tính phản xạ ánh sáng của các vỉa hè đường, của mặt đường rải nhựa là quan trọng để đạt được một thiết kế chiếu sáng chính xác, đảm bảo an toàn giao thông.

>> Xem thêm: Đèn đường năng lượng mặt trời cao cấp được nhiều người dân sử dụng

Thực tế chỉ ra rằng, với các sản phẩm đèn LED, đèn led năng lượng mặt trời có cùng quang thông, cường độ sáng theo mọi hướng là như nhau cho dù sử dụng kính mờ hoặc kính trong để sản xuất đèn.

Và đèn led năng lượng mặt trời càng chói thì sẽ càng ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, nhất là thị lực. Cận thị hay các tật khúc xạ về mắt chính từ việc sử dụng đèn sai lầm này mà ra. Các sản phẩm đèn LED năng lượng mặt trời không rõ nguồn gốc, đều sử dụng kính trong, gây hại là như thế. Đèn LED năng lượng mặt trời Kingsolar Việt Nam cam kết 100% sản phẩm sử dụng kính mờ tán quang đạt chuẩn.

Độ chói của nguồn sáng, đèn led, đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng thông dụng

Nguồn sáng

Độ chói (cd/m2)

Bề mặt mặt trời

170.000 cd/m2

Bề mặt mặt trăng

2.500 cd/m2

Bầu trời xanh

1.500 cd/m2

Bầu trời xám

1.000 cd/m2

Đèn sợi đốt 100W

6.000 cd/m2

Đèn huỳnh quang 40W

7.000 cd/m2

Giấy trắng với độ rọi 400 lux

80 cd/m2

Mặt đường

1-2 cd/m2

Đèn đường năng lượng mặt trời 300W

6.500 cd/m2

Đèn pha năng lượng mặt trời 200W

6.250 cd/m2

Đèn pha năng lượng mặt trời 100W

6.000 cd/m2

Đèn đường năng lượng mặt trời Army 400W

7.500 cd/m2

Sự khác biệt về độ chói trong chiếu sáng

Trong chiếu sáng, khi lắp đặt một hệ thống ánh sáng cho nhà xưởng, trung tâm thương mại,… cho gia đình lựa chọn loại nguồn ánh sáng thì người tiêu dùng cần phải quan tâm đến các thông số: quang thông, nhiệt độ màu, độ rọi,…. Không thể bỏ qua bất kỳ thông số nào, hay coi nhẹ tầm ảnh hưởng của nó. Độ chói cũng là đại lượng không thể bỏ qua.

Khi độ chói được cân bằng đúng chuẩn sẽ giúp mắt ít phải điều tiết hơn, ngược lại độ chói quá cao sẽ gây mỏi mắt, khô mắt,..giảm hiệu quả công việc

Phân bố độ chói trong trường nhìn kiểm soát mức độ thích nghi của mắt, có ảnh hưởng đến độ nhìn rõ.

+ Nhìn chính xác (khả năng nhìn sắc nét)

+ Độ nhạy tương phản (có thể phân biệt được sự chênh lệch rất nhỏ về độ chói)

+ Hiệu quả của các chức năng thị giác (sự điều tiết, độ hội tụ, sự co giãn đồng tử, các chuyển động của mắt,…)

+ Tương phản độ chói quá lớn sẽ gây mỏi mắt vì mắt thường xuyên phải thích nghi lại

+ Cần chú ý đảm bảo sự thích nghi của mắt cho người làm việc đi lại qua các khu vực khác nhau trong một tòa nhà.

·         Tham khảo những mẫu đèn năng lượng mặt trời mới nhất có độ chói phù hợp lắp đặt cổng, sân, vườn, đường làng,…Chiếu sáng suốt đêm mà không tốn tiền điện

Độ chói Là Gì? Ứng dụng độ chói trong chiếu sáng
kingsolar.com.vn

source https://kingsolar.com.vn/do-choi-la-gi-ung-dung-do-choi-trong-chieu-sang/

Độ Rọi Là Gì? Công thức tính đội Rọi

Đèn Năng Lượng Mặt Trời Số 1 Việt Nam
Độ Rọi Là Gì? Công thức tính đội Rọi

Độ rọi là gì?

Độ rọi hay độ chiếu sáng có tên tiếng anh là illuminance. Định nghĩa độ rọi là độ sáng của một vật được một chùm tia chiếu sáng vào, hay chỉ số biểu hiện của quang thông trên 1 đơn vị diện tích bề mặt mà mắt người cảm nhận được độ sáng mạnh hay yếu.

Độ rọi có ký hiệu là E

Đơn vị đo độ rọi là Lux (Lumen/m2)

Dưới đây là một số ví dụ về độ rọi trên thực tế.

Độ rọi là gì

Xem thêm: Lux là gì? Lux, Lumen và Cadenla khác nhau như thế nào?

Công thức tính độ rọi

Người ta tính độ rọi bằng công thức: E=Φ/S = I / d² , đơn vị đo độ rọi là lux (lm/m2)

Trong đó:

– Φ là tổng quang thông: đơn vị (Lumens)

– S là diện tích bề mặt được chiếu sáng: đơn vị (m2)

– I là cường độ ánh sáng

– d: khoảng cách từ nguồn sáng đến bề mặt chiếu sáng

Xem thêm: Cường độ ánh sáng (I) là gì? Công thức tính cường độ ánh sáng

cong-thuc-tinh-do-roi-be-mat

Quan hệ giữa độ rọi và cường độ sáng

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa độ Rọi và cường độ sáng. Ta nhìn vào công thức tính độ Rọi :

E = I/d2

I: Cường độ sáng

d: khoảng cách từ nguồn sáng tới bề mặt chiếu sáng.

Như vậy, cường độ sáng chỉ phụ thuộc phương, không phụ thuộc khoảng cách. Độ rọi phụ thuộc phương và giảm theo bình phương khoảng cách.

(Chèn ảnh công thức vào)

Độ rọi tiêu chuẩn các khu vực trong nhà ở dân dụng

TT

KHU VỰC

ĐỘ RỌI (Lumen/m2)

1

Phòng khách/ sinh hoạt

300-500

2

Phòng Bếp

200 – 300

3

Phòng làm việc/học

300-500

4

Phòng ngủ/ tắm

150-200

5

Hành lang

100-150

Để xác định lượng đèn cần chiếu sáng thì độ rọi tiêu chuẩn và diện tích phòng là 2 yếu tố cơ bản và được tính theo công thức.

Cách tính số bóng đèn cần lắp dựa vào độ rọi tiêu chuẩn

Quan hệ giữa độ rọi và công suất

Độ rọi là 1 đơn vị dẫn xuất nên không đo trực tiếp năng lượng ánh sáng mà là mức độ cảm nhận ánh sáng của mắt người. Nên, hệ số chuyển đổi sẽ thay đổi theo bước sóng hay nhiệt độ màu ánh sáng.

Với bước sóng là 555m thì khoảng trung gian của quang phổ thì 1 lx tương đương với 1.46 mW/m²

  • Tham khảo những mẫu đèn năng lượng mặt trời mới nhất có độ rọi từ 100 Lux trở lên. Phù hợp lắp đặt cổng, sân, vườn, đường làng,…Chiếu sáng suốt đêm mà không tốn tiền điện.

Xem thêm:

Độ Rọi Là Gì? Công thức tính đội Rọi
kingsolar.com.vn

source https://kingsolar.com.vn/do-roi-la-gi-cong-thuc-tinh-doi-roi/

Tiêu chuẩn Rohs là gì? Đèn năng lượng mặt trời có đáp ứng tiêu chuẩn Rohs?

Đèn Năng Lượng Mặt Trời Số 1 Việt Nam
Tiêu chuẩn Rohs là gì? Đèn năng lượng mặt trời có đáp ứng tiêu chuẩn Rohs?

RoHS là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với các thiết bị chiếu sáng – đèn năng lượng mặt trời. Khi các bạn mua thiết bị điện tử chiếu sáng như đèn led trên vỏ hộp sẽ có dòng chữ “RoHS”. Vậy tiêu chuẩn RoHS là gì và tại sao nó lại quan trọng?

Tiêu chuẩn Rohs là gì?

RoHS là tiêu chuẩn được viết tắt của Restriction of Hazardous Substances – Hạn chế các chất độc hại hay chỉ thị về hạn chế các chất nguy hiểm trong các thiết bị điện và điện tử.

Được liên minh châu Âu thông qua vào tháng 2 năm 2003 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006, và được yêu cầu để được thi hành và trở thành luật ở mỗi nước. 

Các chất độc hại hạn chế theo tiêu chuẩn RoHS là gì?

Các chất bị cấm theo tiêu chuẩn RoHS là chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadmium (Cd), crom hóa trị sáu (CrVI), biphenyls polybrominated (PBB) và ete diphenyl polybrominated (PBDE).

  • Chì:chủ yếu được sử dụng trong sản xuất pin, tivi và màn hình máy tính. RoHS hạn chế sử dụng chì đến 1000ppm.
  • Thủy ngân:Thủy ngân đã được sử dụng trong sản xuất đèn huỳnh quang, đèn hơi thủy ngân, mạch in, mạ điện nhôm, máy điều nhiệt và pin nhiên liệu. Tiêu chuẩn RoHS giới hạn việc sử dụng thủy ngân đến 100ppm.
  • Cadmium:Cadmium, được giới hạn bởi RoHS ở mức 100ppm, có thể hoạt động như một chất ổn định cho một số loại nhựa, và được sử dụng trong pin cadmium / niken, mạ điện, sản xuất bột màu, hợp kim hàn, hệ thống báo động, phun nước tự động và che chắn hạt nhân.
  • Crom hóa trị sáu:Crom hóa trị sáu, được sử dụng trong nhiếp ảnh, sơn, nhựa và các sản phẩm bằng thép không gỉ, bị giới hạn bởi RoHS ở mức không quá 1000ppm.
  • Polybrominated biphenyls (PBB):Biphenyl polybrominated, được sử dụng trong chất chống cháy, bọt nhựa và một số loại nhựa nhất định được sử dụng trong các thiết bị điện gia dụng, bị giới hạn bởi RoHS đến 1000ppm.
  • Các ete diphenyl polybrominated (PBDE):được sử dụng trong điện tử gia dụng, bảng mạch in và tụ điện. Tiêu chuẩn RoHS giới hạn việc sử dụng PBDE đến 1000ppm.

Tại sao tiêu chuẩn RoHS quan trọng?

RoHS có ý nghĩa giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm an toàn cho sức khoẻ và không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất và tái chế.

RoHS và WEEE có liên quan với nhau?

Đúng. Tiêu chuẩn RoHS có mối liên kết chặt chẽ với tiêu chuẩn về Chất thải Điện và Thiết bị Điện tử (WEEE). Tiêu chuẩn WEEE nhằm mục đích khuyến khích thiết kế các sản phẩm điện tử với mục đích tái chế và phục hồi an toàn với môi trường.

RoHS có nghĩa là để giảm lượng hóa chất nguy hiểm được sử dụng trong sản xuất điện tử. Nói cách khác, RoHS điều chỉnh các chất độc hại được sử dụng trong thiết bị điện và điện tử, trong khi WEEE quy định việc xử lý cùng thiết bị này.

 

Xem thêm: Tiêu chuẩn WEEE là gì?

Tiêu chuẩn RoHS có áp dụng cho pin không?

Không. Tất cả các loại pin đều được tuân thủ theo tiêu chuẩn về Pin của EU (2006/66/EC và Sửa đổi 2013/56/EU). Tiêu chuẩn về Pin hạn chế sử dụng chì ở mức 0,004%, thủy ngân 0,0005% và cadmium 0,002%.

Các yêu cầu về tiêu chuẩn RoHS của Việt Nam

(chèn ảnh đèn nlmt vào, dãy đèn nhé)

Từ ngày 23/9/2011, thông tư số 30/2011/TT-BCT có hiệu lực ở Việt nam. RoHS là một trong số các quy định nghiêm ngặt của EU, có tác động đến hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam khi muốn xuất khẩu các mặt hàng liên quan sang thị trường châu Âu. Việc trang bị những kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ nhất về quy định RoSH là điều cần thiết đối với tất cả các nhà xuất khẩu Việt Nam. Bởi chúng có tác động đến hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam muốn  xuất khẩu các hàng hóa có chứa hóa chất (ở dạng bắt buộc phải có hoặc dạng hóa chất phát sinh ngoài ý muốn) sang thị trường châu Âu.

Cũng vì tiêu chuẩn RoSH, những doanh nghiệp sản xuất muốn bán được sản phẩm vào thị trường Châu Âu (EU) thì trên sản phẩm phải được đăng kí với “RoHS-compliant”.

Cũng nhờ tiêu chuẩn này, khi nhập khẩu những sản phẩm về điện, điện tử chúng ta cũng nhập những sản phẩm đạt tiêu chuẩn Rohs. Vì vậy nếu sản phẩm nào không có tiêu chuẩn thì bạn không nên dùng vì nó có thể đựng chất độc hại. Đi mua các mặt hàng liên quan thuộc 10 nghành hàng phía trên, bạn nên chú ý trên bao bị, hộp chưa sản phẩm xem có kí hiệu đạt tiêu chuẩn Rohs hay không để quyết định mua sản phẩm.

Các sản phẩm đèn led (thuộc nghành hàng thiết bị chiếu sáng) trên thị trường thường không có 6 loại chất độc hại trên nên sẽ đạt tiêu chuẩn RoHs của EU. Còn các đèn truyền thống như đèn huỳnh quang, đèn Compack… luôn có lượng huỳnh quang trong đèn nên rất khó đạt tiêu chuẩn RoHs.

Tiêu chuẩn RoHS được áp dụng cho nhóm sản phẩm nào?

  • Đồ gia dụng lớn (ví dụ như tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, lò vi sóng…)
  • Đồ gia dụng nhỏ (ví dụ như máy hút bụi, lò nướng…)
  • Thiết bị viễn thông và thiết bị IT (ví dụ như máy tính, điện thoại, máy fax, bộ xử lý trung tâm…)
  • Thiết bị tiêu dùng (ví dụ như radio, ti vi, nhạc cụ…)
  • Thiết bị chiếu sáng (ví dụ như bóng đèn LED, bóng đèn huỳnh quang…)
  • Dụng cụ điện và điện tử (ví dụ như máy may, máy khoan…)
  • Đồ chơi, thiết bị thể thao và giải trí (ví dụ như bảng điều khiển trò chơi game bằng tay, các loại đồ chơi điện tử, video game…)
  • Dụng cụ y khoa (ví dụ như máy trợ khí…)
  • Dụng cụ kiểm soát và quan sát (ví dụ như máy hút khói, máy hút mùi, lò sưởi)
  • Máy chế biến tự động (ví dụ như: máy pha đồ uống…)

Đèn năng lượng mặt trời có đáp ứng tiêu chuẩn RoHS không?

(Ảnh đèn nlmt bảo vệ môi trường)

Câu trả lời là CÓ. Mọi dòng đèn năng lượng mặt trời được bán tại Kingsolar Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn RoHS, hoạt động nhờ năng lượng mặt trời giúp tiết kiệm điện năng 100% và không chứa các chất độc hại như đèn thông thường: Chì, Thuỷ ngân.

Vì vậy, người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm sử dụng không sợ gây nguy hiểm đến sức khoẻ và thân thiện với môi trường. 

  • Tham khảo những mẫu đèn năng lượng mặt trời mới nhất: 

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng vì vậy việc sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường càng được chú trọng và quan tâm nhiều. 

Qua việc tìm hiểu tiêu chuẩn RoHS là gì, người tiêu dùng sẽ biết cách lựa chọn những thiết bị điện tử an toàn và chất lượng. Tham khảo thông tin chi tiết của những mẫu đèn năng lượng mặt trời tốt nhất và đạt chuẩn RoHS tại

Tiêu chuẩn Rohs là gì? Đèn năng lượng mặt trời có đáp ứng tiêu chuẩn Rohs?
kingsolar.com.vn

source https://kingsolar.com.vn/tieu-chuan-rohs-la-gi-den-nang-luong-mat-troi-co-dap-ung-tieu-chuan-rohs/

Dừng mua đèn led, đèn năng lượng mặt trời nếu chưa biết 5 điều về hiệu suất phát quang

Đèn Năng Lượng Mặt Trời Số 1 Việt Nam
Dừng mua đèn led, đèn năng lượng mặt trời nếu chưa biết 5 điều về hiệu suất phát quang

Công nghệ chiếu sáng đèn LED năng lượng mặt trời đang ngày càng đi sâu vào mọi lĩnh vực từ sản xuất cho đến cuộc sống hàng ngày, và mọi người vẫn đang ca ngợi rằng đèn Led, đèn năng lượng mặt trời có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các thế hệ đèn chiếu sáng trước đây. Những ưu điểm vượt trội đó là gì? Tuổi thọ chiếu sáng của đèn, tiết kiệm điện hay hiệu suất chiếu sáng cao hơn. Vậy hiệu suất chiếu sáng của đèn led là gì, chúng ta cùng nhau tìm câu trả lời nhé các bạn.

1. Hiệu suất phát quang là gì?

1.1 Khái niệm hiệu suất phát quang

Hiệu suất chiếu sáng hay còn gọi là hiệu suất phát quang. Đây là chỉ số thể hiện hiệu suất chuyển đổi điện năng thành quang năng của đèn.

Hiệu suất phát quang được tính bằng chỉ số quang thông chia cho công suất đèn. Đơn vị đo lường là lumen/watt viết tắt là lm/w.

Một đèn led có hiệu suất phát quang cao tức là có khả năng chuyển đổi từ năng lượng sang quang năng lớn.

Khi đèn led có hiệu suất phát quang cao sẽ tiêu thụ ít điện, tiết kiệm điện năng tốt. 

Xem thêm: Quang thông là gì? Quang thông đèn led, đèn năng lượng mặt trời là bao nhiêu?

                   LUMEN LÀ GÌ? Ý NGHĨA CỦA LUMEN TRONG CHIẾU SÁNG VÀ Y HỌC

1.2 Ý nghĩa của hiệu suất phát quang

Hiệu suất sáng của 1 đèn led phản ánh chân thực chất lượng ánh sáng, khả năng tiết kiệm điện so với đèn khác cùng loại.

Từ hiệu suất chiếu sáng sẽ xác định được loại đèn cần sử dụng. Đâu là thiết bị chiếu sáng có khả năng tiết kiệm điện tốt nhất.

2. Hiệu suất phát quang của đèn led, đèn năng lượng mặt trời là bao nhiêu?

2.1. Hiệu suất phát quang (Quang hiệu) của các loại đèn truyền thống

 – Đèn sợi đốt có hiệu suất phát quang khoảng 13lm/w.

 – Đèn huỳnh quang, Compact có hiệu suất phát quang khoảng 60 lm/w.

 – Đèn LED có hiệu suất phát quang trung bình 90lm/w.

2.2. Hiệu phát quang của đèn led

Công nghệ đèn led thế hệ mới ra đời sau này sẽ cải thiện về hiệu suất phát quang ngày càng tốt hơn. Như đã đề cập ở trên, đèn led có hiệu suất phát quang trung bình là 90 Lm/W, con số này cao hơn hẳn so với đèn huỳnh quang compact là 60 Lm/W và đèn sợi đốt là 13 Lm/W.

Tuy nhiên trên thực tế một số dòng đèn led chuyên dụng còn có hiệu suất phát quang cao hơn 90 Lm/W. Có thể kể đến là đèn led pha với hiệu suất phát quang từ 120 Lm/W – 160 Lm/W, đèn led đường 120 Lm/W, đặc biệt hiện nay đã xuất hiện công nghệ chip led hiệu suất cao với hiệu suất phát quang có thể lên đến 180 Lm/W.

2.3 Hiệu suất phát quang của đèn led năng lượng mặt trời

Ngày nay, việc sử dụng đèn năng lượng mặt trời thay thế các loại đèn truyền thống và đèn Led thông thường dùng điện lưới để chiếu sáng đang được hàng ngàn gia đình áp dụng trên cả nước.

Nhờ những tính năng như tiết kiệm điện tuyệt đối, công nghệ chiếu sáng tự động tắt bật thông minh, hiệu suất chiếu sáng tốt trong khi chỉ dùng điện áp 6V-12V

Đèn Led năng lượng mặt trời công suất 300W có hiệu suất phát quang khoảng 60-90 Lm/W

Đèn pha năng lượng mặt trời công suất 100W có hiệu suất phát quang khoảng 65 Lm/W

Đèn pha năng lượng mặt trời 200W có hiệu suất phát quang khoảng 70 Lm/W

3. Chọn đèn có hiệu suất phát quang phù hợp với từng không gian.

3.1 Hiệu suất chiếu sáng cho khu vực văn phòng và nhà ở

  • Trong chiếu sáng nhà ở, văn phòng được biết đến là chiếu sáng dân dụng không có yêu cầu cao về ánh sáng.
  • Các gia đình, doanh nghiệp có thể lựa chọn loại đèn led dân dụng công suất nhỏ; có hiệu suất phát quang từ 60 lm/w – 70 lm/w.
  • Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên dùng nên chọn đèn led có hiệu suất phát quang >100lm/w để đảm bảo tiết kiệm điện tối ưu nhất.

3.2 Hiệu suất chiếu sáng cho nhà thi đấu, sân thể thao, nhà xưởng

  • Khu vực diện tích rộng như sân thi đấu, nhà xưởng, sân vận động cần đèn led công suất cao. 
  • Lựa chọn đèn led có hiệu suất chiếu sáng đạt từ 100 – 120 lm/w để đảm bảo chiếu sáng toàn diện cho từng khu vực. 

3.3 chiếu sáng lối đi hành lang

  • Đối với đèn hành lang người dùng có thể sử dụng một số loại đèn led âm trần, đèn âm đất, đèn pha công suất nhỏ,…
  • Có thể lựa chọn đèn led có hiệu suất phát quang trung bình từ 60 lm/w – 70 lm/w.

3.4 Chiếu sáng nhà vệ sinh trong khu công nghiệp

  • Trong đó, khu vực nhà vệ sinh trong khu công nghiệp có thể sử dụng đèn led công suất nhỏ, độ quang thông trung bình. 
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng đèn led có hiệu suất phát sáng từ 90 lm/w – 130lm/w để chiếu sáng tốt nhất

Dừng mua đèn led, đèn năng lượng mặt trời nếu chưa biết 5 điều về hiệu suất phát quang
kingsolar.com.vn

source https://kingsolar.com.vn/dung-mua-den-led-den-nang-luong-mat-troi-neu-chua-biet-5-dieu-ve-hieu-suat-phat-quang/

Quang Thông Là Gì? Quang Thông Đèn Led, Đèn Năng Lượng Mặt Trời Bao Nhiêu?

Đèn Năng Lượng Mặt Trời Số 1 Việt Nam
Quang Thông Là Gì? Quang Thông Đèn Led, Đèn Năng Lượng Mặt Trời Bao Nhiêu?

Để chọn được loại đèn led hay đèn led năng lượng mặt trời phù hợp lắp đặt chiếu cho phù hợp cho không gian sống. Khách hàng sẽ dựa vào thông số kỹ thuật trên sản phẩm. Thông số phổ biến đó chính là Quang thông. Bài viết này, Kingsolar Việt Nam sẽ chia sẻ những thông tin liên qua như: Khái niệm về quang thông? Quang thông của đèn led hay quang thông của một nguồn sáng và công thức tính quang thông. Mời các bạn theo dõi.

1.      Quang thông (luminous flux) là gì?

Quang thông (đơn vị lumen) là đại lượng trắc quang để cho bạn biết được công suất bức xạ của chùm ánh sáng phát ra từ một nguồn phát sáng. Hay dễ hiểu hơn nó là giá trị đo tổng lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng. nó không tính theo một hướng phát sáng cụ thể nào và giá trị này thường được ghi trên các sản phẩm đèn chiếu sáng.

Quang thông cho biết mức độ sáng của nguồn sáng nên về mặt lý thuyết, khi mua các loại đèn, trong đó có đèn led năng lượng mặt trời bạn cũng nên chú ý đến chỉ số quang thông. Chỉ số này càng cao thì đèn sẽ càng sáng hơn.

Quang thông có ký hiệu là φ hay Φv

Công thức tính quang thông

(chèn ảnh)

2.   Đơn vị tính của quang thông (trong các hệ đơn vị SI, CGS) là: Lumen  ký hiệu Lm

3.   Quang thông của đèn Led và đèn Led năng lượng mặt trời

Đèn led và đèn led năng lượng mặt trời có nhiều dòng sản phẩm, thông thường, tương đương với công suất chiếu sáng lớn thì đèn sẽ có quang thông càng cao.

Ví dụ như: Đèn led âm trần có quang thông phổ biến ở mức 600 – 1600Lm, đèn led tuýp có quang thông từ 700 – 2000 Lm… Đèn led năng lượng mặt trời có quang thông từ 600 – 2000 Lm.

Dựa vào chỉ số quang thông trên đèn, người thiết kế và thi công ánh sáng dễ dàng tính toán được vị trí đèn, khoảng cách đèn, số lượng sao cho phù hợp để đảm bảo cung cấp ánh sáng đủ.

 

WATT

Đèn sợi đốt

(Lumen)

Đèn Halogen

(Lumen)

Đèn CFL

(Lumen)

Đèn Led

(Lumen)

Đèn Led năng lượng mặt trời

(Lumen)

15W

90

120

125

135

 

25W

220

215

230

250

 

40W

415

410

430

470

200

60W

710

700

740

800

300

75W

935

920

970

1055

450

100W

1340

1320

1400

1520

600

150W

2160

2140

2250

2450

800

200W

 

 

 

 

1100

300W

 

 

 

 

1800

400W

 

 

 

 

2500

 

  • Nhìn vào bảng thông số Quang thông của các loại đèn có thể thấy đèn led hiện nay cho khả năng chiếu sáng tốt nhất ( khi cùng 1 công suất W chiếu sáng của đèn). Nhờ vào công nghệ chip Led (Chip Led SMD, Chip Led COB,..)được tích hợp ngày càng tiên tiến.
  • Đèn led năng lượng mặt trời tuy có công suất lớn nhưng quang thông phát ra chỉ bằng 1/3 so với đèn led cùng công suất, vì đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng bằng Pin tích trữ trong qua trình tích điện từ ánh sáng mặt trời. Với hiệu điện thế thấp chỉ khoảng 6-12V. Tuy nhiên, việc sử dụng đèn led năng lượng mặt trời để chiếu sáng đang là giải pháp tối ưu nhất hiện nay.

4.   Tiêu chuẩn quang thông đối với một số khu vực cần chiếu sáng.

  • Khu vực bếp ăn và phòng ngủ có quang thông từ 300 – 400 lumen
  • Khu vực phòng khách có quang thông từ 400 – 500 lumen
  • khu vực phòng tắm có quang thông từ 500 – 600 lumen
  • Khu vực dành để đọc sách có quang thông 400 lumen
  • Khu vực ở hành lang có quang thông là 300 lumen
  • Bạn nên chọn những loại đèn led có hiệu suất chiếu sáng từ 70 lumen/W – 90 lumen/W, có mức độ quang thông của đèn led phù hợp với không gian chiếu sáng ở các văn phòng, nhà ở.
  • Đối với những không gian rộng lớn hơn như sân vận động, sân chơi thể thao, nhà xưởng thì lựa chọn hiệu suất chiếu sáng từ 100 lumen/W – 110 lumen/W.
  • Đối với đèn sân vườn được sử dụng làm ánh sáng tạo điểm nhấn, 50 lumens thường là đủ với màu sắc và chiếu sáng trong sân của bạn.

 

Quang Thông Là Gì? Quang Thông Đèn Led, Đèn Năng Lượng Mặt Trời Bao Nhiêu?
kingsolar.com.vn

source https://kingsolar.com.vn/quang-thong-la-gi-quang-thong-den-led-den-nang-luong-mat-troi-bao-nhieu/

Những Điều Cần Biết Về Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời

Đèn Năng Lượng Mặt Trời Số 1 Việt Nam
Những Điều Cần Biết Về Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời

Hiện nay điện năng lượng mặt trời được bà con các tỉnh nhiều nắng rất ưa chuộng, vậy bạn có biết nó là gì không? Trong bài viết này Kingsolar Việt Nam sẽ liệt kê tất cả những thông tin về hệ thống điện mặt trời. Cùng theo dõi nhé!

Hệ thống điện năng lượng mặt trời là gì?

hệ thống điện năng lượng mặt trời là gì

Hệ thống điện năng lượng mặt trời chính là việc lắp đặt các tấm pin mặt trời để cung cấp điện năng cho gia đình và thay thế việc sử dụng điện lưới thông thường.

Các tấm pin này sẽ được lắp trên mái nhà để thu ánh nắng của mặt trời và chuyển hoá quang năng thành điện năng cho các thiết bị hoạt động. Vì vậy bạn sẽ không cần phải trả hoá đơn tiền điện hàng tháng mà chỉ cần thanh toán cho lần đầu tiên cho việc mua và lắp đặt pin mặt trời.

Thành phần chính trong pin mặt trời là silic tinh khiết, vật liệu này được chia làm 3 loại từ các silic đơn tinh thể, đa tinh thể hay màng mỏng. Mỗi loại vật liệu đều có những hiệu suất khác nhau từ 15% đến 20% và phù hợp với khả năng tài chính, mục đích lắp đặt.

Loại vật liệu

Ưu điểm

Nhược điểm

Mono (đơn tinh thể)

Hiệu suất cao nhất

Giá thành cao

Poly (đa tinh thể)

Hiệu suất cao, giá thành phải chăng

Hiệu suất thấp hơn mono

Thin-film (màng mỏng)

Trọng lượng nhẹ, linh hoạt

Hiệu suất thấp nhất

 

Phân loại hệ thống điện năng lượng mặt trời

phân loại hệ thống điện năng lượng mặt trời

Có nhiều cách để phân loại hệ thống điện mặt trời, trong bài viết này chúng tôi chỉ để cập tới cách phân loại phổ thông nhất, đó chính là dựa theo thiết kế giàn khung, giá đỡ hệ thống điện năng lượng mặt trời:

  • Hệ thống điện mặt trời áp mái: Hệ thống điện mặt trời áp mái là thiết kế phổ biến chiếm đến 90% trong các dự án điện mặt trời hiện nay. Đặc biệt là các hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà xưởng vì nó tiết kiệm cả diện tích lẫn chi phí. Với hệ thống thiết kế giàn khung áp mái, mọi người sẽ tận dụng không gian của mái nhà ở, nhà kho hay nhà xưởng, công ty để lắp đặt một hệ thống điện mặt trời với nhiều tiện ích như: cung cấp điện sinh hoạt; quản lý chi phí tiền điện, thu lời từ việc bán lượng điện dư,….
  • Hệ thống điện mặt trời làm giàn khung dưới mặt đất: Loại điện mặt trời thiết kế giàn khung, giá đỡ này sẽ tốn nhiều chi phí hơn để làm giàn khung. Tuy nhiên với hệ thống khung mặt đất linh hoạt có thể định hướng được các tấm pin sao cho chúng có thể mang lại sản lượng cao nhất. Chính vì vậy lựa chọn này được nhiều nhà đầu tư có sẵn diện tích đất lớn lựa chọn.

Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống điện năng lượng mặt trời

lịch sử của pin năng lượng mặt trời

Điện mặt trời được phát hiện đầu tiên vào năm 1839 bởi Alexandre-Edmund Becquerel một nhà vật lý người Pháp khi ông mới 19 tuổi, sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt to lớn và mở ra một kỷ nguyên mới năng lượng tái tạo trong tương lai.

Trải qua hơn 140 năm cùng sự phát triển của nền khoa học – kỹ thuật công nghệ hiện đại, đến nay cuộc cách mạng năng lượng tái tạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Hiện nay nguồn điện khai thác từ những tấm pin năng lượng mặt trời và các loại năng lượng tái tạo khác đã đáp ứng được gần 30% nhu cầu tiêu thụ điện toàn cầu, đóng góp vào 2% tổng sản lượng sản xuất điện trên thế giới.

Ưu và nhược điểm của điện năng lượng mặt trời

ưu điểm và nhược điểm của điện năng lượng mặt trời

Ưu điểm của điện mặt trời

  • Nguồn năng lượng tái tạo

Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo, không giống như những nguồn nguyên liệu không thể phục hồi khác như: nhiên liệu hóa thạch như than, khí đốt, dầu mỏ. Chúng ta có thể khai thác ánh nắng mặt trời ở tất cả các khu vực trên thế giới và có sẵn mỗi ngày. Theo tính toán của NASA, ánh sáng mặt trời sẽ cung cấp năng lượng cho chúng ta trong khoảng 6,5 tỷ năm nữa.

  • Điện mặt trời sạch về sinh thái

Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường trên toàn thế giới, năng lượng mặt trời là lĩnh vực triển vọng nhất trong công tác bảo vệ môi trường trước nguy cơ trái đất nóng lên. Năng lượng mặt trời có thể thay đổi một phần năng lượng từ các nguồn nhiên liệu không tái tạo được. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất, lắp đặt và vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời về cơ bản hệ thống này không phát sinh các loại khí thải độc hại vào khí quyển. 

  • Giảm hóa đơn tiền điện

Với hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ đáp ứng một số nhu cầu năng lượng của bạn với điện mà hệ thống pin mặt trời của bạn đã tạo ra, từ đó hóa đơn năng lượng của bạn sẽ giảm. Hơn nữa, bên cạnh việc tiết kiệm hóa đơn tiền điện bạn còn có thể sinh lời từ chính nguồn năng lượng dư thừa khi bán lại trực tiếp cho EVN.

  • Tăng giá trị và thẩm mỹ cho công trình

Với việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, công trình của bạn không chỉ trở nên đẳng cấp hơn mà còn tăng cao giá trị về mặt kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các tài sản được trang bị hệ thống điện năng lượng mặt trời có giá trị hơn nhiều so với với chi phí đầu tư ban đầu.

  • Hiệu quả cao chi phí bảo trì thấp

Với hệ thống điện năng lượng mặt trời các hộ gia đình và các doanh nghiệp sẽ có được khoản tiết kiệm lớn trong ngân sách chi tiêu. Hệ thống điện năng lượng mặt trời không sử dụng ắc quy do đó các doanh nghiệp không phải tốn chi phí đầu tư, bảo trì, bảo dưỡng.

  • Phát triển công nghệ

Công nghệ ngành năng lượng mặt trời sẽ không ngừng cải tiến và phát triển trong tương lai. Những đổi mới trong vật lý lượng tử và công nghệ nano có khả năng sẽ làm tăng công suất của các tấm pin năng lượng mặt trời lên gấp nhiều lần so với hiện nay.

Nhược điểm của điện năng lượng mặt trời

  • Phụ thuộc nhiều vào thời tiết

Các tấm pin năng lượng mặt trời sản sinh ra điện phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời để thu thập hiệu quả năng lượng mặt trời. Do vậy, trong những ngày nhiều mây và mưa hệ thống năng lượng mặt trời sẽ sản sinh ra điện cực thấp hoặc không thể sản sinh ra điện năng vào buổi tối. Tuy nhiên so với nguồn năng lượng gió thì năng lượng điện mặt trời vẫn là giải pháp có lợi hơn rất nhiều.

  • Sử dụng nhiều diện tích không gian

Nếu mong muốn sản xuất nhiều điện thường cần sử dụng nhiều tấm pin mặt trời vì càng nhiều ánh sáng mặt trời được thu thập thì hệ thống sản sinh ra càng được nhiều điện.

Thực tế cho thấy các tấm pin mặt trời đòi hỏi nhiều không gian và một số mái nhà không đủ lớn để phù hợp với số lượng tấm pin mặt trời mà bạn muốn có, điều đó buộc bạn phải lắp thêm ở sân vườn hoặc những khu vực còn trống khác.

Có nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho gia đình không?

Vậy ở Việt Nam có nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời hay không?

Câu trả lời là:

Do vị trí địa lý và khí hậu mà giá trị bức xạ của Việt Nam theo phương ngang dao động từ 897 kWh/m2/năm đến 2108 kWh/m2/năm. Giá trị bức xạ cao thuộc top cao trên thế giới nên sản lượng điện tạo ra từ pin mặt trời sẽ nhiều hơn, tương ứng giá trị 2,46 kWh/m2/ngày đến 5,77 kWh/m2/ngày.

Hiện nay chính phủ đã và đang có nhiều chính sách tích cực khuyến khích nhân dân lắp đặt sử dụng và phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời trên mái nhà. Trong năm 2020, người dân sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho EVN với mức giá 1,934đ/kwh đối với hình thức lắp trên mái nhà nên việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời sẽ đem lại lợi ích lớn nhất về mặt kinh tế.

Một nguyên nhân khác tác động lớn đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái của các hộ gia đình là chi phí đầu tư hiện nay đã giảm đáng kể, mức giảm từ 30%-50%. Trước đây đầu tư 3 KWp điện mặt trời áp mái phải tốn chi phí từ 90-100 triệu đồng, nay chỉ còn khoảng 40-50 triệu đồng.

Do vậy với những lợi ích như tiết kiệm tiền điện hằng tháng từ 30%-50%, khả năng hoàn vốn 4-5 năm và thời gian sử dụng, bảo hành pin mặt trời lên đến 20 năm, các hộ gia đình, doanh nghiệp thương mại, cơ sở sản xuất nên đầu tư lắp đặt điện năng lượng mặt trời.

Những Điều Cần Biết Về Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời
kingsolar.com.vn

source https://kingsolar.com.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-he-thong-dien-nang-luong-mat-troi/

Pin Mặt Trời Là Gì? Có Đắt Không?

Đèn Năng Lượng Mặt Trời Số 1 Việt Nam
Pin Mặt Trời Là Gì? Có Đắt Không?

Năng lượng mặt trời từ rất lâu đã được quan tâm và ưa chuộng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam khái niệm pin mặt trời vẫn còn khá xa lạ và chưa thông dụng nhiều. Hãy cùng Kingsolar Việt Nam tìm hiểu về tấm pin năng lượng mặt trời và những lợi ích mà nó mang lại cho cuộc sống của chúng ta.

Pin năng lượng mặt trời là gì?

Pin năng lượng Mặt trời hay pin mặt trời bao gồm các tế bào quang điện thực hiện biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Các tấm pin mặt trời có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng bao gồm hệ thống điện từ xa cho cabin, thiết bị điện tử và sản xuất điện bằng hệ thống điện, đèn năng lượng mặt trời. 

Lịch sử của pin mặt trời

lịch sử của pin năng lượng mặt trời

Sự phát triển của năng lượng mặt trời đã tồn tại hơn 100 năm. Trong thời kỳ đầu, năng lượng mặt trời được sử dụng chủ yếu để sản xuất hơi nước, sau đó được sử dụng để điều khiển máy móc. Nhưng mãi đến khi phát hiện ra “hiệu ứng quang điện” của Edmond Becquerel mới cho phép chuyển đổi năng lượng điện mặt trời.

Phát hiện của Becquerel sau đó đã dẫn đến phát minh vào năm 1893 bởi Charles Fritts với sự ra đời của chiếc pin mặt trời đầu tiên được hình thành bởi các tấm selenium với một lớp vàng mỏng. 

Russel Ohl, một nhà phát minh người Mỹ trong biên chế của Phòng thí nghiệm Bell, đã được cấp bằng sáng chế cho pin mặt trời silicon đầu tiên trên thế giới vào năm 1941. Phát minh của Ohl đã dẫn đến việc sản xuất tấm pin mặt trời đầu tiên vào năm 1954 bởi cùng một công ty. 

Ngày nay, các tấm pin mặt trời và các hệ thống pin mặt trời hoàn chỉnh được sử dụng để cung cấp năng lượng cho rất nhiều ứng dụng như: chiếu sáng, xe điện, sản xuất hydro….

Theo một báo cáo năm 2017 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho thấy năng lượng mặt trời đã trở thành nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất thế giới – đánh dấu lần đầu tiên sự tăng trưởng của năng lượng mặt trời vượt qua tất cả các loại nhiên liệu khác.

Pin mặt trời hoạt động như thế nào?

Các tấm pin mặt trời trực tiếp nạp ánh sáng mặt trời và chuyển đổi ánh sáng đó thành điện năng sau đó sẽ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho nhiều thiết bị trong gia đình.

Hệ thống pin năng lượng mặt trời bao gồm nhiều tấm pin riêng lẻ, mỗi tấm pin bao gồm các lớp silicon, phốt pho (cung cấp điện tích âm) và boron (cung cấp điện tích dương). Pin mặt trời hấp thụ các photon và bắt đầu sinh ra dòng điện.

Năng lượng tạo ra từ các photon chiếu vào bề mặt của tấm pin mặt trời cho phép các electron bị đánh bật khỏi quỹ đạo nguyên tử của chúng và giải phóng vào điện trường do pin mặt trời tạo ra, sau đó kéo các electron tự do này thành dòng điện định hướng. Toàn bộ quá trình này được gọi là Hiệu ứng quang điện.

Lợi ích của pin năng lượng mặt trời

Pin mặt trời có rất nhiều lợi ích, sau đây là những lợi ích cơ bản nhất:

  • Không còn phải trả các khoản phí lớn cho việc lắp đặt các cột điện và cáp điện. Một hệ thống điện năng lượng mặt trời có khả năng ít tốn kém hơn và có thể cung cấp năng lượng trong vòng ba thập kỷ nếu được bảo trì đúng cách.
  • Tấm pin năng lượng mặt trời có tuổi thọ lên tới 15 – 20 năm. Như vậy, chỉ với 1 lần chi trả phí mua pin mặt trời ban đầu bạn có thể tiết kiệm tiền điện sử dụng cho gia đình trong 20 năm.
  • Sử dụng năng lượng mặt trời có ưu điểm lớn nhất là nguồn năng lượng sạch và có thể tái tạo. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam là cực kỳ đáng báo động, vì vậy việc tăng cường sử dụng các thiết bị thân thiện với môi trường rất được khuyến khích.

7 Lý Do Nên Sử Dụng Điện Năng Lượng Mặt Trời

Pin mặt trời có đắt không?

pin năng lượng mặt trời có đắt không

Tấm pin năng lượng mặt trời có giá dao động từ vài triệu – trăm triệu tuỳ thuộc vào loại công suất, pin mặt trời công suất càng lớn thì số tiền đầu tư càng lớn. Với mức đầu tư ban đầu khá đắt đỏ như vậy, nên khá nhiều người vẫn còn kiêng dè.

Thay vào đó nhiều gia đình sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời, phổ biến nhất là đèn năng lượng mặt trời. Đem lại nhiều lợi ích và chi phí cũng rẻ hơn rất nhiều so với hệ thống pin mặt trời.

Tham khảo:

 

Pin Mặt Trời Là Gì? Có Đắt Không?
kingsolar.com.vn

source https://kingsolar.com.vn/pin-mat-troi-la-gi-co-dat-khong/

Làm Sao Để Tăng Tuổi Thọ Cho Pin Năng Lượng Mặt Trời?

Đèn Năng Lượng Mặt Trời Số 1 Việt Nam
Làm Sao Để Tăng Tuổi Thọ Cho Pin Năng Lượng Mặt Trời?

Tuổi thọ của pin năng lượng mặt trời là một yếu tố rất cần thiết được các nhà sản xuất xem xét để đảm bảo pin hoạt động tốt, bền bỉ và tạo điều kiện cho việc cung cấp năng lượng. Pin năng lượng mặt trời thường rất bền tuy nhiên nếu sử dụng sai cách có thể sẽ khiến hiệu suất hoạt động về độ bền sụt giảm. Vì vậy, trong bài viết này Kingsolar Việt Nam sẽ trình bày cho bạn cách tăng tuổi thọ cho pin. Cùng theo dõi nhé!

Yếu tố nào ảnh hưởng tới tuổi thọ của Pin năng lượng mặt trời?

yếu tố ảnh hưởng đến pin năng lượng mặt trời

Vòng đời Pin năng lượng mặt trời

Tuổi thọ của pin mặt trời có thể dễ dàng được xác định thông qua vòng đời hoặc số chu kỳ sử dụng của nó. Ví dụ, pin axit-chì dự kiến ​​sẽ cung cấp 300 đến 700 chu kỳ. Pin GEL có khả năng cung cấp 500 đến 5000 chu kỳ. Pin lithium có khả năng cung cấp 2000 chu kỳ.

Độ sâu của xả ( DoD)

Độ sâu của xả liên quan đến mức độ mà pin mặt trời có thể được sử dụng tương đối với tổng công suất của nó. Ví dụ: Một pin có công suất danh định là 100 kWh ở mức 60% DoD sẽ có mức sạc còn lại là 40 kWh. 

Nhiệt độ 

Pin năng lượng mặt trời sẽ kém hiệu quả hơn ở vùng khí hậu lạnh hơn. Tuy nhiên, vòng đời của pin sẽ giảm khi nhiệt độ tăng.

4 cách giúp tăng tuổi thọ Pin năng lượng mặt trời

cách tăng tuổi thọ cho pin năng lượng mặt trời

1/ Không để pin mặt trời không được sạc trong một thời gian dài 

Pin năng lượng mặt trời có thể bị hỏng nếu không được sạc trong một thời gian dài. Đảm bảo rằng nguồn sạc của bạn luôn được bật để pin sạc liên tục.

2/ Kiểm soát số lượng pin

Cố gắng giảm thiểu số lượng pin bạn sử dụng trong dãy. Sử dụng nhiều pin làm tăng kết nối và điện trở có thể dẫn đến tình trạng sạc không đều. Cố gắng giới hạn số lượng pin bạn sử dụng trong dãy xuống còn 4 hoặc ít hơn.

3/ Thực hiện cân bằng trên pin mặt trời của bạn

Cân bằng pin là quá trình sạc pin năng lượng mặt trời của bạn một cách có kiểm soát. Sạc pin không đồng đều gây ra sự sunfat hóa trên các tấm kim loại bên ngoài. Sạc quá tải sẽ loại bỏ điều này thông qua việc thoát khí. Pin năng lượng mặt trời của chúng tôi có bộ điều khiển để tránh sạc quá tải nên hoạt động này không cần thiết cho các sản phẩm của chúng tôi.

4/ Sử dụng đúng loại pin mặt trời

Pin lithium được khuyến khích sử dụng hơn vì chúng có thể hoạt động tới 8 năm. Chúng có thể dễ dàng thay thế nếu chúng không hoạt động đúng do phích cắm và đầu nối chống nước đặc biệt được sử dụng. Đảm bảo rằng pin lithium bạn sử dụng có điện áp định mức 12,8V hoặc 25,6 V để đảm bảo rằng nó sẽ hoạt động lâu hơn, và chúng cũng sạch hơn và an toàn hơn cho môi trường.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách tăng tuổi thọ cho Pin năng lượng mặt trời. Hi vọng bài viết bổ ích cho bạn!

Tham khảo: Hướng dẫn vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời

Làm Sao Để Tăng Tuổi Thọ Cho Pin Năng Lượng Mặt Trời?
kingsolar.com.vn

source https://kingsolar.com.vn/lam-sao-de-tang-tuoi-tho-cho-pin-nang-luong-mat-troi/

Hướng Dẫn Vệ Sinh Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời

Đèn Năng Lượng Mặt Trời Số 1 Việt Nam
Hướng Dẫn Vệ Sinh Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời

Tấm pin năng lượng mặt trời thường tự làm sạch thông qua những trận mưa nhỏ, thế nhưng ở một số khu vực đặc biệt khô ráo hay nhiều nắng, bụi bẩn và các vật khác cành cây, phân chim, thường sẽ tích tụ theo thời gian. Đó cũng chính là lúc bạn cần vệ sinh tấm pin năng lượng, hãy tham khảo cách thực hiện trong bài viết dưới đây.

Tại sao cần phải vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời?

tại sao cần vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời

Theo thống kê từ báo cáo của ngành năng lượng mặt trời, khi tấm pin năng lượng bị bẩn sẽ làm giảm 25% hiệu quả nạp năng lượng mặt trời.

Chính vì vậy việc vệ sinh tấm pin rất là quan trọng vì những bụi bẩn, mảnh vụn hay thậm chí là phân chim, có thể tích tụ và chặn ánh sáng từ mặt trời chiếu vào, từ đó giảm nguồn năng lượng mà các tấm pin tạo ra cho ngôi nhà của bạn.

Bao lâu nên vệ sinh tấm pin năng lượng một lần?

bao lâu thì nên vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời một lần

Không có khung thời gian tiêu chuẩn nào để làm sạch tấm pin vì nó phụ thuộc phần lớn vào vị trí địa lý của khu vực bạn đang sống.

Thời gian trung bình cần phải làm sạch tấm pin là từ một đến hai lần mỗi năm. Có thể đặt lịch kiểm tra các tấm pin theo mùa để xem đã đến lúc dọn dẹp các mảnh vụn trên thiết bị.

  • Nếu bạn đang sống gần xa lộ hay sân bay, tấm năng lượng mặt trời của bạn có thể bị dầu và các chất gây ô nhiễm bám vào, cần yêu cầu vệ sinh thường xuyên hơn.
  • Nếu sống trong khí hậu lạnh giá, bạn cần phải thường xuyên để không bị tuyết bám vào. Nếu sống trong khí hậu nóng hay sa mạc, cần làm sạch bụi cát, bụi bẩn bám trên chúng sau bão hay gió mạnh.

Cách vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời

cách vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời

  • Đầu tiên bạn nên mua bộ vệ sinh chuyên dụng, bao gồm xà bông lỏng, gạt nước, bàn chải nhỏ và bàn chải khác tay cầm dài tùy vào kích thước và số lượng các tấm pin. Nếu không thể mua bộ vệ sinh được thiết kế đặc biệt để làm sạch tấm pin mặt trời, có thể thay thế bằng bộ vệ sinh xe hơi.
  • Trộn xà phòng với nước trong một cái xô, có thể tham khảo trên bao bì chai để pha trộn lượng vừa phải. Thông thường tỷ lệ này tương tự khi sử dụng vệ sinh xe hơi.
  • Nhúng bàn chải vào hỗn hợp đã pha trộn rồi nhẹ nhàng lau chùi lên các bề mặt. Nếu tấm pin năng lượng được chia thành những ô nhỏ thì bạn có thể sử dụng bàn chải cầm tay nhỏ. Tuy nhiên nếu các tấm pin mặt trời lớn, khó có thể tiếp cận các tấm ở giữa, khi đó nên sử dụng bàn chải có tay cầm dài hơn. Nên lau khi rẻ trong khi chúng vẫn còn ướt.

Lưu ý: Không nên để xà phòng khô trên các tấm pin mặt trời vì điều này sẽ chặn lượng ánh sáng mặt trời mà chúng có thể hấp thụ.

Những lưu ý khi vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời

  • Lưu ý quan trọng đầu tiên là cần tắt hệ thống năng lượng mặt trời trước khi bắt đầu vệ sinh.
  • Bạn nên đứng dưới mặt đất để vệ sinh các tấm pin của mình. Nếu không thể vệ sinh từ mặt đất, đừng cố gắng leo lên mái nhà trừ khi bạn có thiết bị an toàn. Nếu không, hãy thuê thợ vệ sinh chuyên nghiệp để làm sạch tấm pin năng lượng mặt trời.
  • Không nên sử dụng các vật bằng kim loại hay các sản phẩm có tính chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vì nó có thể gây xước mặt kính, tạo bóng che ánh sáng mặt trời, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống
  • Nếu tấm pin bị một số vết bẩn như phân chim gây khó khăn trong quá trình làm sạch, tốt nhất là nên thuê một chuyên gia vệ sinh để tránh nguy cơ làm hỏng tấm pin năng lượng mặt trời.

Trên đây là những chia sẻ của Kingsolar Việt Nam về cách vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời. Hi vọng bài viết bổ ích cho bạn!

Tham khảo bài viết: 7 lý do nên sử dụng điện năng lượng mặt trời 

Hướng Dẫn Vệ Sinh Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời
kingsolar.com.vn

source https://kingsolar.com.vn/huong-dan-ve-sinh-tam-pin-nang-luong-mat-troi/